Kết hôn là vấn đề rất được mọi người quan tâm đặc biệt là những người đang có kế hoạch lập gia đình. Việc kết hôn không đơn giản chỉ là sự đồng ý của hai cá nhân mà còn phải tuân theo những thủ tục pháp luật quy định. Như vậy bao nhiêu tuổi được kết hôn? Thủ tục kết hôn gồm những gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của millsgen.com chúng tôi nhé.
I. Kết hôn là gì?
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện để kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, có thể thấy Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những quy định cụ thể về kết hôn là việc 1 nam và 1 nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, không có sự ép buộc nào.
II. Nam, nữ bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn?
Tuổi kết hôn là độ tuổi mà một người được phép lấy chồng hoặc vợ cũng như quyền làm hoặc bắt buộc phải làm cha, mẹ hoặc các hình thức đồng thuận khác. Vậy theo quy định, bao nhiêu tuổi được kết hôn? Theo quy định Luật hôn nhân và Gia đình hiện nay, nam nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi như sau:
- Nam giới từ đủ 20 tuổi trở lên
- Nữ giới từ đủ 18 tuổi trở lên
Cách tính từ đủ 20 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trong độ tuổi kết hôn được tính theo tròn tuổi, tức là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm. Ví dụ, Nữ giới sinh ngày 13/09/1997 thì đến ngày 13/09/2015 là đủ 18 tuổi. Như vậy, kể từ ngày 13/09/2015 trở đi thì người đó đủ điều kiện về đội tuổi để đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình.
Trong trường hợp không xác định được hoặc không đủ điều kiện để xác định chính xác ngày tháng năm sinh tuổi kết hôn thì tính như sau:
- Trường hợp chỉ xác định được năm sinh mà không xác định được tháng sinh thì tháng sinh sẽ được chỉ định là tháng 1 của năm sinh đó.
- Trường hợp chỉ xác định được tháng sinh, năm sinh mà không xác định được ngày sinh thì ngày sinh sẽ được chỉ định là ngày mùng 1 của tháng sinh đó.
Ví dụ, trường hợp nữ giới không xác định được ngày tháng năm sinh do CMND chỉ ghi tháng sinh như 08/1997 thì sẽ được chỉ định sinh ngày 01/08/1997 và đến ngày 01/08/2015 thì đủ 18 tuổi để đăng ký kết hôn. Trong trường hợp giấy khai sinh, CMND chỉ ghi năm sinh là 1997 thì ngày tháng năm sinh sẽ được chỉ định là 01/01/1997 và khi bước sáng ngày 01/01/2015 thì đủ 18 tuổi.
Trong trường hợp người Việt kết hôn với người nước ngoài, thì độ tuổi kết hôn cần được đáp ứng được những điều kiện, quy định pháp luật nước người đó mang quốc tịch. Ví dụ, nữ quốc tịch Việt Nam 19 tuổi và nam quốc tịch Anh 19 tuổi, bởi theo quy định của pháp luật Anh thì hai người đủ độ tuổi để đăng ký kết hôn, nên nếu hai người đăng ký kết hôn bên Anh thì phải đủ điều kiện về độ tuổi.
Trên đây là quy định về độ tuổi kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong khi đó, tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, độ tuổi kết hôn là từ 18 tuổi và từ 20 tuổi. Điều này có nghĩa là chỉ cần sau ngày sinh nhật 17 tuổi là đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn.
Việc quy định độ tuổi kết hôn như này không thống nhất và phù hợp với Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo bên luật dân sự, trừ những trường hợp đặc biệt thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi dân sự, tức là mới đủ khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Chính vì thế, Luật Hôn nhân và Gia đình đã nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi để đồng nhất trên hệ thống pháp luật Việt Nam.
Như vậy, hiểu đơn giản thì nam đủ 20 tuổi trở lên và Nữ đủ 18 tuổi trở lên là đủ điều kiện về đội tuổi kết hôn theo như quy định của Pháp luật.
III. Kết hôn khi chưa đủ tuổi có bị phạt không?
Thực tế, khi đăng ký kết hôn nam/nữ sẽ phải cung cấp CMND/CCCD hoặc hộ chiếu để chứng minh độ tuổi của mình, nếu hai người không đủ điều kiện về độ tuổi thì sẽ không được tiến hành đăng ký kết hôn. Do đó, việc biết bao nhiêu tuổi được kết hôn rất cần thiết. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp không đăng ký kết hôn mà vẫn tổ chức hôn lễ. Theo quy định, nếu nam nữ vi phạm về điều kiện tuổi kết hôn sẽ bị xử phạt như sau:
- Nếu nam/nữ chưa đủ tuổi kết hôn thì người tổ chức hôn lễ cho hai người này sẽ bị phạt hành chính với mức tiền phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Nếu hành vi kết hôn trái pháp luật của nam nữ bị vi phạm về độ tuổi mà đã bị phát hiện và có quyết định của Tòa án yêu cầu họ phải chấm dứt quan hệ đó nhưng vẫn có duy trì trái pháp luật thì sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
IV. Độ tuổi kết hợp đẹp nhất là bao nhiêu?
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu về gia đình tại Mỹ, việc kết hôn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Vậy nên ngoài việc biết bao nhiêu tuổi được kết hôn thì bạn nên xác định tuổi đẹp nhất để kết hôn. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, những người kết hôn trong khoảng 28 đến 32 tuổi có tỷ lệ chia tay, ly hôn thấp nhất. Những người kết hôn từ 33 đến sau 40 tuổi lại có tỷ lệ ly hôn cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều lý do để những người kết hôn trong độ tuổi 28 đến 32 sống hạnh phúc, lâu bền với nhau hơn. So về đổi tuổi ít hơn, họ đủ chín chắc để biết được bản thân có thực sự sống được với nhau hay không. Hộ đã có nhiều quyết định quan trọng trong cuộc đời và biết chịu trách nhiệm về những sự lựa chọn của mình.
So với độ tuổi lớn hơn, họ không quá lớn tuổi nên có thể dễ dàng điều chỉnh thói quan, phong cách sống và các mục tiêu để phù hợp với cuộc sống hôn nhân. Những người kết hôn trong độ tuổi 28 đến 32 thường không có cuộc hôn nhân trước đó nên họ không gặp phải những khó khăn, vấn đề liên quan đến vợ, chồng cũ.
Trong khi đó, các nghiên cứu trước đây thường cho rằng những người kết hôn muộn thường có cuộc sống hôn nhân vững chắc. Một số nhà xã hội học đã nghi ngờ kết quả của Viện nghiên cứu về gia đình này. Theo đó, độ tuổi để kết hôn hoàn hảo là từ 45 đến 49.
Trên đây là những nội dung cơ bản giúp bạn hiểu rõ vấn đề bao nhiêu tuổi được kết hôn cũng như một số vấn đề về pháp lý liên quan đến tuổi kết hôn. Nếu có gì thắc mắc, bạn hãy để lại ý kiến bên dưới phần bình luận để được chúng tôi tư vấn, giải đáp nhé. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.