Kể từ khi gia nhập tổ chức ASEAN từ năm 1995 cho đến, Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn và quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh của khu vực này. Vậy Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN, quá trình gia nhập như thế nào? Hãy cùng millsgen.com chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
I. Tổ chức ASEAN là gì?
ASEAN được biết đến là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập năm 1967 với 5 nước thành viên đầu tiên là Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Cho đến nay, hiệp hội ASEAN có 10 thành viên, trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp.
Hiệp đội các quốc gia Đông Nam được thành lập với những mục tiêu, mục đích cụ thể được đề ra như sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực Đông Nam Á thông qua những sáng kiến chung dựa trên tinh thần bình đẳng, hợp tác nhằm củng cố nền tảng cho 1 cộng đồng Đông Nam Á thịnh vượng và hòa bình.
- Thúc đẩy hòa bình, sự ổn định khu vực thông qua sự tôn trọng công lý và pháp quyền trong mối quan hệ giữa các nước thành viên, tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc.
- Tích cực thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học…
- Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất để phục vụ những nghiên cứu trong giáo dục, kỹ thuật.
- Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng, nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp, công nghiệp; cải thiện các phương tiện giao thông, nâng cao đời sống cho người dân.
- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với những tổ chức quốc tế, khu vực có mục đích hoạt động tương tự.
II. Việt Nam là thành viên thứ mấy của tổ chức ASEAN?
Quá trình Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một chặng đường gian nan và đầy thử thách trong gần 30 năm. Với hoàn cảnh lịch sử khách quan, trong suốt 3 thập kỷ (1945-1975) nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong thời gian này, khu vực Đông Nam Á bị chia rẽ sâu sắc do sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh. Vậy Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN, quá trình gia nhập ra sao?
- Sau hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, dù Việt Nam không có quan hệ với ASEAN nhưng vẫn hợp tác song phương với các nước thành viên. Với đại thắng mùa xuân năm 1975, quan hệ giữa Việt Nam và Hiệp hội các nước Đông Nam Á bước đầu có những chuyển mình tốt đẹp, mình chứng là các chuyến thăm tới các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh.
- Tháng 2/1985, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã thống nhất việc đối thoại trực tiếp với Đông Dương để cùng giải quyết vấn đề tại Campuchia và lập lại hòa bình ở khu vực này.
- Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, cách nhìn nhận về tổ chức ASEAN cũng có những bước chuyển.
- Tháng 8/1987, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ là Nguyễn Cơ Thạch đã bày tỏ nguyện vọng muốn gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- Năm 1991, Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm thay đổi cục diện tại khu vực, đặt ra cho ASEAN phải tìm hướng đi mới. Cần có sự mở rộng vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và từng nước thành viên.
- Năm 1992, Việt Nam tham gia hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Á và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia Đông Nam Á hàng năm.
- Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chức tại Brunei, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Như vậy, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Việc kết nạp Việt Nam giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng của ASEAN ra 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố nền hòa bình, sự ổn định của khu vực có tầm quan trọng về địa lý, chính trị, kinh tế và là trung tâm kết nối khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ.
III. Những dấu ấn của Việt Nam trong tổ chức ASEAN
Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã tích cực cùng với các nước thành viên triển khai những thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN, đặc biệt là cùng xây dựng một cộng đồng ASEAN phát triển. Sự kiện Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015 có những đóng góp to lớn to Việt Nam, trong đó là sáng kiến, đề xuất Chương trình Hành động Hà Nội 2010. Đồng thời Việt Nam cũng là nước đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu chung của cộng đồng ASEAN.
Dấu ấn của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam còn được thể hiện qua những đóng góp đối với quá trình mở rộng, hoàn tất về một ASEAN gồm 10 quốc gia ở khu vực đã được chúng tôi đề cập trong phần giải giáp Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN trên đây.
Khi giữ chức chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến mở rộng thành viên của EAS (Hội nghị cấp cao Đông Á) bằng việc thúc đẩy kết nạp thêm Nga và Mỹ. Đồng thời Việt Nam cũng đề xuất sáng kiến mở rộng cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á mở rộng (viết tắt là ADMM+). Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của Việt Nam còn được thể hiện rõ hơn qua những lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Chỉ sau 3 năm gia nhập ASEAN, năm 1998 với cương vị là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đã soạn thảo Kế hoạch hành động Hà Nội để thúc đẩy sự hồi phục kinh tế, xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.
Năm 2010, lần thứ 2 đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy “văn hóa thực hiện”. Các vấn đề an ninh, hòa bình, cụ thể là những đóng góp trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (gọi tắt là DOC) cùng như thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử các bên ở biển Đông (gọi tắt là COC) nằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông.
Năm 2020, lần thứ 3 Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Đây là khoảng thời gian các nước trong khu vực cũng như trên thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh và vai trò dẫn dắt của mình tổ chức thành công những hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận cách ứng phó với dịch bệnh.
Có thể thấy, chính sự thành công của và vi trò ngày càng lớn của Việt Nam trong ASEAN đã cho thấy sự đúng đắn của trong quyết định gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Sự tham gia ấy đã thể hiện sự tích cực đa dạng hóa trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam cũng như nhu cầu hợp tác phát triển. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã biết được Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN cũng như quá trình gian nan, thử thách khi gia nhập tổ chức này của nước ta. Qua đó, cố gắng rèn luyện, học tập, trau dồi kiến thức để góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.