Nhờ có nền tảng vững chắc mà kinh tế Việt Nam, đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, gần đây nhất chính là đại dịch Covid-19. Vậy hiện nay Việt Nam thuộc nhóm nước nào trên thế giới, tình hình tăng trưởng kinh tế thế nào? Hãy cùng millsgen.com chúng tôi phân tích trong bài viết này nhé.
I. Hệ thống các nhóm nước trên thế giới
Để biết được Việt Nam thuộc nhóm nước nào, chúng ta cần phải hiểu được hiện nay trên thế giới đang có những nhóm nước nào, được phân loại dựa theo các tiêu chí, cơ sở, điều kiện nào. Theo đó, trên thế giới đang có một số cách phân loại như sau.
Phân loại theo Liên hợp quốc: sự phân loại này dựa vào tiêu chí thu nhập bình quân đầu người (GNP), gồm 3 nhóm chính là:
- Nhóm quốc gia kém phát triển nhất bao gồm 44 nước
- Nhóm quốc gia đang phát triển bao gồm 88 nước
- Nhóm quốc gia xuất khẩu dầu bao gồm 13 nước
Phân loại theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới: sự phân chia nhóm nước này bao gồm các quốc gia đang phát triển và phát triển được chia thành 4 nhóm dựa vào thu nhập bình quân đầu người, bao gồm:
- Nhóm nước thu nhập thấp
- Nhóm nước thu nhập trung bình
- Nhóm nước thu nhập trên trung bình
- Nhóm nước thu nhập cao
Phân loại theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc: sự phân loại này dựa vào Chỉ số Phát triển con người (HDI), gồm có 3 nhóm sau.
- Nhóm nước Phát triển con Con người cao: chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 80
- Nhóm nước Phát triển con người trung bình: chỉ số HDI từ 51 đến 79
- Nhóm nước Phát triển con người thấp: chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50
Phân loại theo tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế: tiêu chí này đưa ra sự phân loại về những nước thứ 3 và cả các nước không nằm trong tổ chức Liên hợp quốc. Gồm có 4 nhóm sau.
- Nhóm các nước có mức thu nhập thấp
- Nhóm các nước có mức thu nhập trung bình
- Nhóm các nước công nghiệp mới
- Nhóm các nước thuộc OPEC
II. Việt Nam nằm trong nhóm nước nào?
Như đã chia sẻ, hiện nay trên thế giới có rất nhiều nhóm nước được phân loại dựa vào những tiêu chí, cơ sở khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân loại Việt Nam dựa vào tiêu chí của Liên hợp quốc và Ngân hàng quốc tế. Vậy hiện nay Việt Nam thuộc nhóm nước nào? Theo cơ sở phân loại của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới thì Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển, mức thu nhập trung bình.
Nhờ vào những thành quả của cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay mà Việt Nam đã nhanh chóng từ một quốc gia nghèo trên thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình, đang phát triển chỉ trong vòng 1 thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP bình quân đầu người tăng 2.7 lần. Cùng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo ở nước ta giảm mạnh xuống còn dưới 2%.
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện được sức chống chịu đang kể trong những giai đoạn khủng hoảng, nhất là sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mới đây. Trong năm 2020, Việt Nam là một trong số ít những nước ghi nhận sự tăng trưởng GDP dương. Tuy nhiên, do những biến thể mới liên tục xuất hiện đặc biệt là Delta nên đã gây ra cú sốc cho đất nước ta. Theo kết quả thống kế, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 thấp hơn so với mức trung bình thế giới.
Cùng với đó là mức tuổi thọ trung bình của người Việt cũng tăng từ 70.5 lên 76.3, cao nhất giữa những quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Bên cạnh đó là chỉ số chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Đặc biệt nhất là chương trình mở rộng tiêm chủng, bao phủ vaccine Covid-19 trên toàn quốc trong năm 2021.
Việt Nam đã và đang đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng đến trở thành quốc gia có mức thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, đòi hỏi nền kinh tế cần có sự tăng trưởng với tốc độ bình quân đầu người hàng năm khoảng 5% trong vòng 25 năm tới.
III. Đặc điểm của nhóm nước đang phát triển
Việt Nam thuộc nhóm nước nào? Như đã chia sẻ, Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển. Nhóm nước này bao gồm những quốc gia có mức bình quân khiêm tốn, nền tảng của ngành công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn, đồng thời chỉ số phát triển con người cũng không cao. Ở những quốc gia đang phát triển, ngoại trừ nhóm thiểu số đạt đến mức khá hoặc cao thì phần lớn có mức thu nhập bình quân đầu người, cũng như chỉ số phát triển của con người ở mức trung bình. Dưới đây là một số đặc điểm của nhóm nước đang phát triển.
- Mức độ đánh giá sự phát triển của một xã hội bao hàm cả yếu tố cơ sở vật chất, thể chất và sự chuyển đổi ra khỏi lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị kinh tế thấp như nông nghiệp, khai thác tài nguyên. Ở những quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế của họ chủ yếu dựa vào sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của dịch vụ, giao dục, thông tin.
- Những quốc gia có sự tiến bộ so với những nước đang phát triển khác nhưng chưa đạt tới trình độ của các nhóm nước phát triển được đưa vào nhóm mới công nghiệp hóa.
- Việc áp dụng thuật ngữ nhóm nước đang phát triển cho toàn bộ những quốc gia chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không phù hợp, không ít nước nghèo không hề có cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là sự suy giảm.
Như vậy, với thắc mắc Việt Nam thuộc nhóm nước nào đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong nội dung trên đây. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp thêm những nội dung liên quan đến nhóm nước đang phát triển, sự phân chia quốc gia trên thế giới. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích về lĩnh vực địa lý-lịch sử cho bạn.